Nụ hoa tam thất có tác dụng gì? Công dụng không ngờ đến của nụ hoa tam thất

Nụ hoa tam thất vốn là một bộ phận của cây tam thất. Đây là một loại thảo dược từ lâu đã được sử dụng trong đông y để bảo vệ sức khỏe cũng như chữa các bệnh mỡ máu, mất ngủ, huyết áp cao,…Vậy nụ hoa tam thất có tác dụng gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu thêm về công dụng của nụ hoa tam thất nhé.

Đặc điểm nhận biết cây hoa tam thất

Để có thể tìm được nụ hoa tam thất, bạn phải biết được đặc điểm hình dạng của cây tam thất là như thế nào. Dưới đây là các đặc trưng của cây thuốc quý này:

Nụ hoa tam thất có tác dụng gì khiến nhiều người săn tìm đến vậy?

  • Là loài cây thân thảo, độ cao khoảng 30-50cm, rễ cây có dạng hình thoi, sần sùi, vết vằn dọc và nhiều cánh xung quanh.
  • Lá cây mọc thành từng chùm nhỏ, mép lá hình răng cưa, lá chét 3 hoặc 7.
  • Hoa mọc thành từng cụm nhỏ giống như chiếc ô, có màu xanh lục nhạt rất thu hút và bắt mắt. Khi chưa trổ bông, kích thước của nụ hoa tam thất rất nhỏ, rất khó để nhìn nhìn thấy. Tuy nhiên, sau khi nở, hoa sẽ kích thước đường kính từ 4cm đến 6cm.
  • Hoa tam thất thường nở rộ vào vào tháng 7 đến tháng 8 hàng năm. 
  • Mỗi bông hoa gồm rất nhiều đài nhỏ, kích thước mỗi đài nhỏ khoảng 3cm, phần cuống ở đài sẽ dài hơn phần cuống ở nhị.

Vậy tại sao lại được gọi là cây tam thất? Người ta lý giải rằng do cây có 3 hoặc 7 lá chét, cũng có một số quyển sách nói rằng đặt tên như vậy là do cây sẽ có độc tính cao nhất trong khoảng từ 3-7 năm. Đây cũng là thời điểm thu hoạch cây lý tưởng nhất.

Cây tam thất có ở đâu? Thu hái và chế biến 

Cây tam thất thuộc loài thực vật ưa sống ở những nơi có khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Bạn có thể dễ dàng tìm tìm kiếm loài cây thực vật này ở vùng núi Tây Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Sapa, Hà Giang,…

Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy ở một số tỉnh của Trung Quốc như Vân Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Giang Tây. Tuy nhiên, bởi vì tác dụng của nụ hoa tam thất mà loại cây này ngày nay đã được nhân giống và nuôi trồng ở nhiều địa điểm, cơ sở tại Việt Nam.

Đối với các cây từ 3 năm tuổi trở lên mới có hoa. Hoa tam thất bắt đầu ra nụ vào khoảng tháng 5, tháng 6 và nở bung to vào tháng 7, tháng 8. Vì vậy, đây là thời điểm lý tưởng để người dân thu hoạch toàn bộ dược liệu, cả cây và cả hoa để mang về điều chế làm thuốc.

Có thể sử dụng hoa tam thất khô và hoa tam thất tươi để ngăn ngừa và chữa bệnh

Cách chế biến hoa tam thất: Sau khi thu hoạch, hoa tam thất được mang về làm sạch với nước rồi phơi hoặc sấy khô, tùy vào mục đích của người sử dụng. Có thể ngâm hoa tươi hoặc hoa đã sấy khô vào rượu trắng 40 độ. Sau 3 tháng, các dưỡng chất sẽ ngấm ra rượu và có thể sử dụng được.

Ngoài ra, nếu không biết cách bảo quản, dược liệu rất dễ bị ẩm mốc và bị hỏng. Do đó chúng ta cần bảo quản dược liệu đúng cách để tránh tình trạng phải bỏ đi rất lãng phí. Có thể tham khảo cách sau đây:

  • Đối với hoa tam thất tươi: Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, sử dụng trong thời gian ngắn, không nên để quá lâu.
  • Đối với hoa tam thất sấy khô: Bảo quản trong các lọ hoặc túi kín, đặt ở những nơi thoáng mát, tránh gần các nguồn nước hoặc nơi ẩm thấp vì rất dễ xảy ra tình trạng ẩm mốc, không nên tích trữ quá nhiều dược liệu.

Hoa tam thất gồm những thành phần gì?

Về thành phần hóa học, trong nụ hoa tam thất có chứa rất nhiều các loại chất như nhân sâm rb1, rb2, axit amin như leucin,valin, phenylalanin, prolin,…và các chất vô cơ như Canxi, sắt,… Chính vì vậy, đây được xem là một loài thực vật quý trong tự nhiên, cần được mọi người bảo vệ và chăm sóc nhiều hơn nữa.

Nụ hoa tam thất có tác dụng gì mà được nhiều người tìm kiếm đến vậy?

Không phải tự nhiên mà hoa tam thất lại được nhiều người tìm kiếm và sử dụng nhiều tới vậy mà là nhờ vào tác dụng nụ hoa tam thất cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Cụ thể là:

Công dụng của nụ hoa tam thất trong y học cổ truyền

Tác dụng của nụ hoa tam thất được sử dụng trong y học cổ truyền và y học hiện đại

Theo y học cổ truyền, nụ hoa tam thất có vị ngọt, hơi đắng và tính mát. Vì vậy, tác dụng của nụ hoa tam thất là thanh nhiệt, làm mát, giải nhiệt trong cơ thể, bình can (tức là điều hòa các chức năng tạng can), giải độc, ứ huyết, an thần, giảm đau, cầm máu, kháng viêm, lợi sữa,… Ngoài ra, hoa tam thất còn có tác dụng chữa các chứng bệnh như hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…

Tác dụng của nụ hoa tam thất trong y học hiện đại

Nụ hoa tam thất có chứa rất nhiều các thành phần quý tương tự như trong nhân sâm như RB1, RB2, saponin,…nên rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nó mang đến hàng loạt công dụng trong y học hiện đại.

Giảm chứng mất ngủ

Trong nụ hoa tam thất có chứa Saponin ginsenoid thuộc nhóm Rb, đây là một loại chất có tác động vào thần kinh trung ương giúp cải thiện tuần hoàn máu, an thần, ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn. Nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ kéo dài, có thể sử dụng nụ hoa tam thất để chữa.

Cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao

Bên cạnh việc chứa chất Saponin ginsenoid, nụ hoa tam thất còn chứa rất nhiều rutin, đây là một loại vitamin P có công dụng giúp mạch máu tăng sức chịu đựng và ổn định hơn. Từ đó hỗ trợ những người bị huyết áp cao, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não và đột quỵ.

Công dụng của hoa tam thất giúp cải thiện giấc ngủ, phòng tránh đột quỵ

Giải độc gan và bảo vệ gan

Như đã nói ở trên, công dụng của nụ hoa tam thất có tính bình can, giúp giải nhiệt, giải độc gan. Việc thường xuyên sử dụng hoa tam thất giúp sẽ giúp bảo vệ gan tránh khỏi những tác nhân gây hại, gây tổn thương. Đồng thời giúp thanh lọc và giải độc khỏi cơ thể, hỗ trợ rất tốt cho những người bị bệnh về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan. 

Hỗ trợ cho người bị tiểu đường và máu nhiễm mỡ

Có rất nhiều người hỏi rằng “Tiểu đường có uống được nụ hoa tam thất không?” Câu trả lời là có bởi vì trong nụ hoa tam thất có chứa hoạt chất GS4 giúp hỗ trợ cho những người mắc bệnh tiểu đường và mỡ máu. Khi người bệnh sử dụng hàng ngày sẽ có tác dụng vào 4 quá trình sau: 

  • Giảm quá trình hấp thu ở đường ruột
  • Tăng men sử dụng đường ở phần mô cơ
  • Tăng bài tiết cholesterol qua đường phần
  • Giảm lipid, giảm cholesterol trong máu và trong gan 

Tất cả 4 quá trình trên vừa giúp hạ đường huyết vừa ổn định được đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng có thể gặp phải ở tiểu đường và mỡ máu.

Hoa tam thất- Một loại dược liệu quý không thể bỏ qua

Giảm các bệnh về tim mạch, cải thiện hệ tuần hoàn

Thành phần Noto ginsenosid trong nụ hoa tam thất có tác dụng giãn mạch máu, ngừa xơ vữa động mạch. Hoạt chất này khi vào trong cơ thể giúp làm giảm lượng homocysteine ở trong máu, từ đó giảm thiểu các biến chứng của bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, co thắt lồng ngực,…

Hỗ trợ giảm cân

Sử dụng nụ hoa tam thất có giảm cân không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ khi hỏi về tác dụng của loại dược liệu này. Và câu trả lời ở đây là có. Tác dụng của hoa tam thất giúp điều hòa, giảm lượng cholesterol trong máu và cân bằng lượng mỡ trong cơ thể. Uống nụ hoa tam thất mỗi ngày giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn, thanh lọc cơ thể, từ đó quá trình giảm cân cũng tốt hơn.

Ngoài các công dụng chính ở trên ra thì tác dụng của nụ hoa tam thất còn có thể:

  • Giải tỏa căng thẳng, cải thiện trí nhớ, bổ não, thư giãn hệ thần kinh,…
  • Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể
  • Tốt cho phụ nữ sau khi sinh và cho con bú: giúp giảm stress, tăng sức đề kháng, giảm máu, kích thích tuyến sữa, tăng cường tiết sữa, giúp da hồng hào, mịn màng.

Cách sử dụng của nụ hoa tam thất đơn giản, dễ làm

Có thể sử dụng nụ hoa tam thất để ngăn ngừa cũng như chữa các bệnh trên bằng một số cách sau:

Dùng hoa tam thất để pha trà

Trà hoa tam thất trong thời gian gần đây rất được mọi người ưa chuộng bởi mùi thơm dễ chịu, vị ngọt pha chút đắng và rất dễ uống. Đặc biệt loại trà này có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, giúp an thần, ngủ ngon, giải tỏa stress, tăng cường sức khỏe. Không những vậy, còn hỗ trợ cho các bệnh nhân bị bệnh về gan, mỡ máu, tim mạch, huyết áp cao.

Công dụng của trà hoa tam thất

Cách pha:

  • Cho 3-5g hoa tam thất tương đương 15-20 nụ vào ấm, đổ vào 100ml nước sôi để tráng qua trà rồi đổ nước đó đi.
  • Sau đó cho thêm 500ml nước sôi vào ấm, ủ trà trong khoảng 5-10 phút là có thể dùng được.

Lưu ý: để pha trà thơm ngon, cần chọn trà chất lượng, nụ hoa còn nguyên, không bị dập nát, có mùi, ẩm mốc.

Dùng hoa tam thất để ngâm rượu

Ngoài pha trà, hoa tam thất còn dùng để ngâm rượu, vừa thơm ngon lại còn tốt cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng hoa tươi hoặc hoa khô, hoa đã nở bung hay nụ hoa đều được. 

Cách ngâm rượu:

  • Chuẩn bị 0.5kg hoa tam thất khô hoặc 1kg hoa tam thất tươi, sau đó mang đi rửa sạch và phơi trong khoảng 5-6 tiếng.
  • Sau khi phơi xong, bỏ dược liệu vào bình và đổ vào 8 lít rượu trắng ngon vào sao cho ngập hoàn toàn thảo dược. Đậy kỹ nắp bình và ủ rượu ít nhất 3 tháng. Rượu ủ càng lâu sẽ càng ngon.

Tuyệt đối không lạm dụng lấy cớ rượu hoa tốt cho sức khỏe mà uống nhiều, mỗi bữa cơm chỉ nên uống một ly nhỏ. Rượu hoa tam thất thích hợp cho cả nam giới và nữ giới nhưng trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai không nên dùng. Người mắc các bệnh về tim mạch và gan cũng không được sử dụng rượu hoa.

Có thể sử dụng hoa tam thất để ngâm rượu và uống để ngăn ngừa một số bệnh

=> Mua Nụ Hoa Tam Thất Bao Tử

Sử dụng trong nấu ăn

Dạo gần đây, mọi người đã chế biến ra các món ăn với hoa tam thất vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Có thể dùng loại dược liệu này để nấu canh hoặc xào cùng bò,… món ăn sẽ có vị ngọt, hơi đắng, ăn giòn.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi nụ hoa tam thất có tác dụng gì. Qua đây, các bạn cũng có thể thấy được nụ hoa tam thất mang đến cho người sử dụng rất nhiều lợi ích, không chỉ là phòng chữa bệnh mà còn hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc nếu băn khoăn thì có thể hỏi ý kiến của bác sĩ.